bookmark_borderĐoán tính cách qua chữ viết, như thế nào mới là “chuẩn”?

Một giọng nói trầm ấm hay nhẹ nhàng, sẽ phần nào nói lên tính cách bên trong tâm hồn của con người. Chữ viết cũng vậy, một nét chữ được viết ra sẽ vẽ nên những tính cách riêng biệt của từng người. Vì vậy, việc đoán tính cách qua chữ viết sẽ giúp bạn đọc vị được tính cách của người khác một cách dễ dàng.

Tính cách con người không đơn thuần thể hiện qua một phương diện cố định nào đó. Đối với những nhà tuyển dụng, việc đánh giá một ứng viên tiềm năng cũng được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau về mặt chuyên môn, kỹ năng hay tinh thần làm việc.

Ngoài ra họ còn cẩn thận, quan sát ứng viên qua những hành động nhỏ nhặt nhất, bao gồm việc đọc vị tính cách ứng viên thông qua chữ viết.

Cũng như các yếu tố còn lại, chữ viết sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ những tính cách, cũng như tư duy, suy nghĩ chân thực nhất của bạn. Dưới đây, là một số những nguyên tắc có thể giúp nhà tuyển dụng phán đoán nét chữ của bạn một cách hiệu quả.

Kích thước chữ

Thông thường, những người viết chữ to được xem là bậc thầy của giao tiếp, họ thường là mẫu người hướng ngoại nhiều hơn. Nét chữ to sẽ thể hiện bạn là mẫu người hòa đồng, cởi mở, bao dung…Ngoài ra, họ còn là mẫu người có thừa sự tự tin và cầu tiến trong việc, họ luốn mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của mọi người hướng về mình.

Ngược lại, người viết chữ nhỏ, thường là những người có xu hướng hướng nội nhiều hơn. Họ cẩn thận, tỉ mỉ và luôn tập trung vào những chi tiết, do đó họ có sự quan sát rất tài tình và thấu đáo. Những người viết chữ nhỏ sẽ thích cuộc sống riêng tư nhiều hơn, họ ưu tiên cho hoàn thành tốt những điều nhỏ nhặt và sau đó tập trung phát triển những dự định lớn hơn theo một trình tự nhất định.

Khoảng cách chữ

Người viết chữ có khoảng cách hẹp, thuộc mẫu người thích làm việc nhóm hơn là làm việc cá nhân, họ luôn cảm thấy khó chịu khi phải làm việc trong môi trường yên tĩnh. Ngược lại, họ sẽ không ngừng sáng tạo ra những ý tưởng mới trong môi trường làm việc náo nhiệt và ồn ào, đó là một ưu điểm của những người viết chữ hẹp. Nhược điểm là họ thường xuyên không đúng giờ cho lắm, vì vậy công việc của họ thường bị trì hoãn kéo dài.

Còn lại, những người viết chữ rộng thường thiên về thích sự tự do thoải mái, không quá nhiều ràng buộc. Họ thích làm việc trong không gian yên tĩnh nhiều hơn, vì đó là nơi lý tưởng cho những ý tưởng của họ được vẽ ra một cách hoàn hảo đến từng chi tiết. Đặc biệt, họ luôn là những người tuân thủ rất đúng quy tắc giờ giấc trong mọi hoàn cảnh.

Độ nghiêng của chữ

Chia làm ba độ nghiêng chính, nghiêng sang trái, sang phải, và chữ thẳng đứng. Ba nhóm người viết ra những nét chữ có độ nghiêng khác thường đại diện cho những tính cách cơ bản như:

       * Nghiêng sang trái, cho thấy họ là người có năng khiếu về các môn tự nhiên nhiều hơn xã hội, họ không phù hợp với những công việc thiên về yếu tố giao tiếp. Công việc phù hợp với họ sẽ là lập trình viên, kỹ sư, kế toán…

       * Nghiêng về bên phải, là những người giỏi giao tiếp và suy nghĩ sâu sắc về tất cả các vấn đề, họ giỏi thích nghi với môi trường mới. Nhưng cũng là người thường hay bị cảm xúc chi phối.

       * Chữ đứng thẳng chỉ những người có tư duy logic rất tốt, họ luôn cẩn thận khi đưa ra một quyết định. Đồng thời họ là người có tính thực tế rất cao và lập luận rất khoa học và lý tính.

Hình dáng chữ tròn và chữ nhọn

Những người viết chữ tròn luôn có những ý tưởng mang tính đột phá trong công việc. Ngược lại, người viết chữ nhọn thường có tính ham học hỏi, và chịu khó tiếp thu những ý kiến mới.

Cách nhấn chữ

Nếu bạn là người viết chữ với nét mạnh, chứng tỏ bạn là người rất quyết đoán trong suy nghĩ và sẵn sàng đưa ra những ý kiến phản kháng trước những điều không hợp lý. Nhưng bạn cũng phải cần tiết chế lại cảm xúc, nếu không muốn mang đến những phiền phức vì tính cách này.

Còn người viết nét chữ nhẹ, đích thực là những người rất nhạy cảm, tuy nhiên họ lại mang nhiều cảm xúc tích cực cho người đối diện. Với họ, than vãn không phải là cách giải quyết vấn đề tốt nhất, mà đứng lên hành động mới là phương pháp hiệu quả.

Tốc độ viết

Nếu tốc độ viết càng nhanh, chứng tỏ bạn rất thiếu kiên nhẫn trong chờ đợi, nhưng điểm cộng cho bạn đó chính là khả năng sáng tạo không biên giới. Nhờ những ý tưởng đầy mới mẻ của bạn mà công việc lúc nào cũng trở nên thú vị hơn. Còn người viết chữ chậm, cho thấy họ rất cẩn thận trong suy nghĩ, hơi thiếu quyết đoán nhưng bù lại họ lại có khả năng làm chủ vấn đề và khả năng tập trung cao.

Các nhà tuyển dụng luôn rất thông thái trong việc đoán tính cách con người. Vì vậy, để có sự chuẩn bị tốt nhất khi gặp mặt nhà tuyển dụng, bạn hãy nên chú ý vào nét chữ của mình, vì biết đâu để họ có thể đoán tính cách qua chữ viết của bạn, và nhìn nhận hồ sơ của bạn tích cực hơn thì sao.

bookmark_borderTại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?

Nếu bạn là người có kinh nghiệm làm việc dày dặn, từng ứng tuyển ở nhiều công ty khác nhau, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”.

Dù chỉ là một câu hỏi đơn giản nhưng để trả lời là một vấn đề rất khó. Bởi vì câu trả lời đó có thể giúp bạn được tuyển dụng vào vị trí mình ứng tuyển hoặc không có được công việc này.

Vậy phải trả lời như thế nào? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

Nghỉ việc là chuyện không phải ai cũng mong muốn. Bởi nhiều lý do khác nhau khiến bạn quyết định nghỉ và tìm một công việc mới. Đối với nhà tuyển dụng, khi hỏi câu này cũng với mục đích muốn nắm bắt tâm lý, thái độ làm việc của bạn. Cho nên, hãy thật khéo léo và tinh ý với câu trả lời của mình.

Hãy trả lời với thái độ chân thật và ngắn ngọn

Việc bạn cố tình đưa ra lý do không thực tế là điều không nên. Bởi vì chỉ với một số câu hỏi xoáy sâu vào câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng đã có thể nhận ra và tất nhiên, bạn sẽ mất điểm.

Cho nên, trả lời với thái độ chân thật và ngắn gọn lý do nghỉ việc của mình sẽ giúp bạn vượt qua dễ dàng câu hỏi này.

Tuyệt đối không được nói xấu, chê bai đồng nghiệp, công ty cũ

Điều tối kị mà bạn cần phải tránh trong suốt quá trình phỏng vấn là thái độ nói xấu, chê bai đồng nghiệp, công ty cũ. Mặc dù nguyên nhân có thể từ đồng nghiệp, quản lý khiến một người nghỉ việc, và đương nhiên, nhà tuyển dụng của bạn biết điều đó. Thế nhưng, đề cập thẳng vấn đề này là điều không nên.

Vì sao ư? Vì bạn có thể khiến nhà tuyển dụng liên tưởng đến việc bạn cũng sẽ có những thái độ phàn nàn, than phiền về công ty với một nhà tuyển dụng khác trong tương lai. Mặc dù vấn đề này hoàn toàn có căn cứ, nhưng ngay lúc đó, họ vẫn không thể cảm thông được cho bạn.

Tự tin vào tương lai với công ty mới

Được khen gợi là điều mà ai cũng mong muốn được nghe và nhà tuyển dụng của bạn cũng thế. Cho nên, trong trường hợp phải trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”, hãy dành một khoảng trống để khen gợi về công ty, về một tương lai tốt đẹp hơn mà bạn mong muốn nhận được. Điều này sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ không được quá tâng bốc mà hãy cho thấy sự lạc quan của bạn.

Cho thấy mong muốn được cải thiện, thái độ ham học hỏi của bản thân

Bất kỳ một công ty nào cũng mong muốn nhân viên của mình thường xuyên học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân. Cho nên, việc bạn thể hiện thái độ cầu thị, ham học hỏi sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn là nhân viên có phong cách làm việc khoa học, sẽ là một ứng viên tiềm năng đối với sự phát triển của công ty.

Ngoài ra, với lý do đổi việc để tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới luôn là lý do rất hay ho đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào.

Việc nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?” luôn có những mục đích nhất định của họ. Và nhiệm vụ của bạn là cố gắng trả lời để đạt được mục đích cuối cùng của bản thân là được nhận việc. Cho nên, trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy lên danh sách những câu hỏi có thể được hỏi và tự tìm cho mình những câu trả lời phù hợp. Có như vậy, bạn sẽ một phần nào làm chủ được buổi phỏng vấn và thành công.

Ngoài ra, sau mỗi buổi phỏng vấn không thành công, hãy tìm nguyên nhân và cố gắng khắc phục cho lần sau.

Chúc bạn thành công với buổi phỏng vấn của mình nhé.