bookmark_borderOver time là gì? Những điều bạn cần biết về over time

OĐối với những ai đã và đang đi làm, việc phải over time là một áp lực tinh thần không hề nhỏ đối với họ. Vậy over time là gì? Và tại sao nó lại có tác động lớn như vậy đối với những người lao động?

Về mặt khách quan, thì không thể nói việc phải over time đối với nhân viên trong công ty, doanh nghiệp là một điều xấu hoàn toàn. Tùy vào từng thời điểm và mức độ quan trọng của công việc, cũng như năng lực làm việc của từng cá nhân khác nhau, mà họ có những cái nhìn bình thường với việc phải over time, hay ngược lại sẽ cảm thấy không mấy thiện cảm với cụm từ này.

Vậy bạn đã từng phải trải qua cảm giác over time chưa? Và bạn suy nghĩ sao về vấn đề này. Đầu tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu định nghĩa về over time là gì?

Over time là gì?

Over time trong tiếng anh có nghĩa là làm ngoài giờ, dùng để chỉ người lao động hay học sinh phải học tập và làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể hơn, over time trong môi trường công sở được hiểu là giờ làm việc thêm nhiều, hơn số giờ đã quy định trên hợp đồng lao động giữ người lao động và người chủ sử dụng lao động.

Nhằm mục đích đáp ứng đủ nhu cầu công việc, người sử dụng lao động sẽ áp dụng hình thức làm việc ngoài giờ, để có thể nhanh chóng đáp ứng đủ số lượng hàng hóa, hay để các dự án được hoàn thành đúng tiến độ được quy định trong hợp đồng với đối tác. Khi sử dụng lao động ngoài giờ doanh nghiệp không phải thuê thêm lao động mới, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí tối đa.

Các quy định được Chính Phủ áp dụng dành cho lao động làm ngoài giờ

Dựa vào Điều 106 của Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 45/2013 NĐ-CP ngày 10-05/2013, Chính phủ quy định về việc làm thêm giờ cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động được quyền sử dụng lao động làm thêm giờ, nhưng phải áp dụng những điều kiện sau:

  • Việc làm thêm ngoài giờ phải được sự đồng ý của người lao động, trong đó số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường một ngày của người lao động. Đối với các doanh nghiệp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì, tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không được phép vượt quá 12h trong một ngày.

Đối với ngày lễ, cuối tuần, ngày nghỉ hằng tuần, trong trường hợp phải làm thêm ngoài giờ, số giờ lao động không được phép vượt quá 12h một ngày. Người sử dụng lao động cũng không được quyền buộc người lao động làm ngoài giờ quá 30 giờ một tháng, hơn 200 giờ trong một năm. Còn những trường hợp đặc biệt, được Nhà nước quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ một năm.

– Khi người lao động phải làm việc liên tục trong nhiều ngày, thì người chủ sử dụng lao động phải bố trí ngày nghỉ bù thích hợp, với số thời gian đã phải làm việc trước đó.

Quy định tiền lương làm thêm ngoài giờ

Theo thông tư số 23/2015 TT- BLĐTBXH, Điều 6 đã quy định tiền lương ngoài giờ dành cho người lao động, chia làm 3 trường hợp cụ thể như sau:

– Làm thêm giờ vào những ngày bình thường, người lao động có thể được hưởng ít 150% lương vào ngày làm việc hôm đó.

– Làm thêm giờ vào những ngày nghỉ, người lao động có thể được hưởng 200% lương vào ngày làm việc hôm đó.

– Làm thêm giờ vào các ngày Lễ, Tết đặc biệt, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương dành cho ngày làm việc hôm đó.

Những lưu ý khi làm thêm ngoài giờ

Việc làm thêm giờ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người lao động, vì thế đối với chủ doanh nghiệp đang quản lý lao động làm thêm giờ phải luôn đảm bảo điều kiện môi trường làm việc tốt nhất. Đồng thời, người chủ lao động còn phải áp dụng phù hợp các chính sách lao động, chế độ phúc lợi, lương thưởng để khuyến khích tinh thần người lao động làm việc hiệu quả hơn.

Về phía người lao động, khi làm ngoài giờ cần đảm bảo sắp xếp hợp lý thời gian làm việc, để cân bằng công việc và thời gian sinh hoạt không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Tránh trường hợp làm việc quá sức gây ra những áp lực tinh thần nhất định, làm hiệu quả công việc giảm sút.

Trong môi trường lao động, việc làm thêm ngoài giờ là một điều thường xảy ra. Vì vậy, khi trực tiếp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp bạn sẽ chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó với câu hỏi “over time là gì” một cách hiệu quả nhất có thể.

bookmark_borderTại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?

Nếu bạn là người có kinh nghiệm làm việc dày dặn, từng ứng tuyển ở nhiều công ty khác nhau, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”.

Dù chỉ là một câu hỏi đơn giản nhưng để trả lời là một vấn đề rất khó. Bởi vì câu trả lời đó có thể giúp bạn được tuyển dụng vào vị trí mình ứng tuyển hoặc không có được công việc này.

Vậy phải trả lời như thế nào? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

Nghỉ việc là chuyện không phải ai cũng mong muốn. Bởi nhiều lý do khác nhau khiến bạn quyết định nghỉ và tìm một công việc mới. Đối với nhà tuyển dụng, khi hỏi câu này cũng với mục đích muốn nắm bắt tâm lý, thái độ làm việc của bạn. Cho nên, hãy thật khéo léo và tinh ý với câu trả lời của mình.

Hãy trả lời với thái độ chân thật và ngắn ngọn

Việc bạn cố tình đưa ra lý do không thực tế là điều không nên. Bởi vì chỉ với một số câu hỏi xoáy sâu vào câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng đã có thể nhận ra và tất nhiên, bạn sẽ mất điểm.

Cho nên, trả lời với thái độ chân thật và ngắn gọn lý do nghỉ việc của mình sẽ giúp bạn vượt qua dễ dàng câu hỏi này.

Tuyệt đối không được nói xấu, chê bai đồng nghiệp, công ty cũ

Điều tối kị mà bạn cần phải tránh trong suốt quá trình phỏng vấn là thái độ nói xấu, chê bai đồng nghiệp, công ty cũ. Mặc dù nguyên nhân có thể từ đồng nghiệp, quản lý khiến một người nghỉ việc, và đương nhiên, nhà tuyển dụng của bạn biết điều đó. Thế nhưng, đề cập thẳng vấn đề này là điều không nên.

Vì sao ư? Vì bạn có thể khiến nhà tuyển dụng liên tưởng đến việc bạn cũng sẽ có những thái độ phàn nàn, than phiền về công ty với một nhà tuyển dụng khác trong tương lai. Mặc dù vấn đề này hoàn toàn có căn cứ, nhưng ngay lúc đó, họ vẫn không thể cảm thông được cho bạn.

Tự tin vào tương lai với công ty mới

Được khen gợi là điều mà ai cũng mong muốn được nghe và nhà tuyển dụng của bạn cũng thế. Cho nên, trong trường hợp phải trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”, hãy dành một khoảng trống để khen gợi về công ty, về một tương lai tốt đẹp hơn mà bạn mong muốn nhận được. Điều này sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ không được quá tâng bốc mà hãy cho thấy sự lạc quan của bạn.

Cho thấy mong muốn được cải thiện, thái độ ham học hỏi của bản thân

Bất kỳ một công ty nào cũng mong muốn nhân viên của mình thường xuyên học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân. Cho nên, việc bạn thể hiện thái độ cầu thị, ham học hỏi sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn là nhân viên có phong cách làm việc khoa học, sẽ là một ứng viên tiềm năng đối với sự phát triển của công ty.

Ngoài ra, với lý do đổi việc để tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới luôn là lý do rất hay ho đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào.

Việc nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?” luôn có những mục đích nhất định của họ. Và nhiệm vụ của bạn là cố gắng trả lời để đạt được mục đích cuối cùng của bản thân là được nhận việc. Cho nên, trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy lên danh sách những câu hỏi có thể được hỏi và tự tìm cho mình những câu trả lời phù hợp. Có như vậy, bạn sẽ một phần nào làm chủ được buổi phỏng vấn và thành công.

Ngoài ra, sau mỗi buổi phỏng vấn không thành công, hãy tìm nguyên nhân và cố gắng khắc phục cho lần sau.

Chúc bạn thành công với buổi phỏng vấn của mình nhé.