Trong lĩnh vực kinh doanh hay Logistics thì lead time hay cycle time là những thuật ngữ khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu một cách chính xác về khái niệm, vai trò của lead time. Do đó bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nắm được lead time là gì cũng như biết cách phân biệt lead time với cycle time.
- Khái niệm
Lead time có nghĩa tiếng Việt là thời gian sản xuất, đây được hiểu là tổng thời gian kể từ lúc bắt đầu quy trình sản xuất cho đến khi hoàn thành chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tính toán cụ thể lead time từ khâu sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, thực hiện dự án trong các giai đoạn khác nhau, từ đó so sánh, đánh giá kết quả so với điểm chuẩn được thiết lập sẵn, họ có thể biết được đâu là nơi làm việc chưa hiệu quả. Nhờ đó mà các doanh nghiệp đưa ra một số giải pháp phù hợp để giảm lead time trong logistics nhằm mục đích hợp lý hóa hoạt động, cải thiện năng suất, tăng sản lượng và tăng doanh thu.
- Các loại hình của Lead time
Lead time trong sản xuất được chia ra thành 5 loại hình chủ yếu sau:
Order lead time: Tức là khoảng thời gian kể từ lúc khách đặt hàng cho đến khi đơn hàng hoàn chỉnh được giao tận tay khách hàng.
Shipping Lead time và manufacturing lead time: Bao gồm khoảng thời gian từ quá trình đặt hàng cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng và sẵn sàng vận chuyển đến địa chỉ người nhận.
Delivery lead time: Đây là thời gian thực hiện công việc thiết kế sản phẩm cho đơn đặt hàng cho đến lúc đơn hàng đó giao tới cho khách hàng.
Procurement lead time: Đây là quãng thời gian cần để thực hiện công việc tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên vật liệu hoặc các linh kiện, mặt hàng cần thiết phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Inventory management lead time: Được hiểu là thời gian chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa, phân phối và giao hàng, thực hiện việc đặt hàng thay thế và nhận hàng hóa mới trong kho.
- Phân biệt lead time và cycle time
Trước tiên bạn nên lưu ý thời gian của lead time không bé hơn cycle time, về cơ bản thì lead time trong logistics là thông số đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp còn cycle time là dùng để đo năng lực phát triển của doanh nghiệp.
Cycle time còn có tên gọi là chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ giữa khi bắt đầu thực hiện đơn hàng đến lúc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, sẵn sàng vận chuyển đến khách hàng.
Trong một doanh nghiệp, khi lead time trong sản xuất và chu trình cycle time được cải thiện, rút ngắn thể hiện hiệu quả trong hoạt động logistics của doanh nghiệp do đó khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng được nâng cao với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.
- Cách rút ngắn thời gian Lead time của một đơn hàng
Một đơn đặt hàng nếu có lead time càng ngắn thì càng mang lại hiệu quả cao, tạo được sự hài lòng với khách hàng. Do đó để rút ngắn được lead time thì doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như: Tìm cách rút ngắn lead time trong khâu đóng gói đơn hàng và xuất hàng khỏi kho, đồng thời để đảm bảo chất lượng phục vụ và duy trì sự hài lòng của khách hàng thì vận chuyển nhanh là 1 yếu tố quan trọng.
Việc giao hàng nhanh sẽ giúp bạn tạo nên được lợi thế cạnh tranh lớn với đối thủ, vậy để có thể rút ngắn thời gian giao hàng thì doanh nghiệp có thể thực hiện những biện pháp: Đơn giản hóa chuỗi cung ứng để giảm thời gian xử lý đơn hàng, tổ chức tốt bộ máy sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.
Qua bài viết trên, bạn ắt hẳn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về lead time là gì và những loại hình của lead time cũng như biết được điểm khác nhau giữa lead time và cycle time để có thể sử dụng những thuật ngữ này trong công việc một cách phù hợp. Nếu doanh nghiệp của bạn gặp vấn đề về lead time thì bài viết này chính là lời khuyên để bạn có những biện pháp thích hợp cho hoạt động của doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.