CPI là gì? Ý Nghĩa Và Phương Pháp Tính CPI

Bạn thường nghe một thuật ngữ hay được nhắc đến trong kinh tế khá phổ biến là CPI? Vậy CPI là gì?  Nó là chỉ số dùng để đo lường và đánh giá về khả năng tiêu dùng của một nền kinh tế.Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề mà các nhà kinh tế rất muốn biết về thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về nó.

  1. Khái niệm

CPI viết tắt của tiếng Anh là Consumer Price Index là chỉ số đánh giá sự thay đổi của hàng hoá tiêu dùng trong một thời gian nhất định, được tính theo đơn vị phần trăm (%). Những đánh giá đó được dựa trên sự thay đổi trong việc chi trả của người tiêu dùng cho một giỏ hàng hay dịch vụ hàng hoá theo thời gian.

Chỉ số CPI được dùng để đo lường lạm phát của một quốc gia, đây là chỉ số được sử dụng để đo lường mức giá và sự thay đổi mức giá, khi chỉ số CPI tăng trong một thời gian nhất định thì nền kinh tế sẽ bước sang giai đoạn lạm phát.

  • Ý nghĩa

CPI là một chỉ số phản ánh tương đối xu thế và mức độ biến động của giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng như dịch vụ dùng trong đời sống của cá nhân người tiêu dùng hay hộ gia đình. Vì thế nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí tiêu dùng theo thời gian. 

Khi chỉ số tiêu dùng tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại. Quá trình biến động tăng hay giảm của CPI phản ánh tình trạng lạm phát hay giảm phát, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế. Nếu CPI tăng tới mức không thể kiểm soát được thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến siêu lạm phát. Tuy nhiên sự suy giảm CPI do sự sụt giảm tổng cầu làm giảm phát cũng gây nên hậu quả nghiêm trọng dẫn đến suy thoái nền kinh tế, thất nghiệp.

  • Phương pháp tính CPI

Để tính chỉ số tiêu dùng CPI ta cần biết giỏ hàng hoá và dịch vụ bao gồm những gì, hàng hoá và dịch vụ ở đây được bao gồm như: thực phẩm, vật dụng , quần áo, nhà cửa, xe cộ, các hoạt động y tế giáo dục, dịch vụ vận tải… Trước tiên muốn tính chỉ số CPI chúng ta cần cố định giỏ hàng hoá, dịch vụ, thông qua các nghiên cứu thị trường được thu thập từ các thông tin tiêu dùng cung cấp bởi các hộ gia đình, cá nhân về các sản phẩm họ đã mua. Do đó cần có một khoảng thời gian để khảo sát và đánh giá nên mật độ chậm trễ về thời gian có thể xảy ra. Việc tính toán các thông tin liên quan đến chỉ số tiêu dùng cũng khá nghiêm ngặt, những con số thống kê được thu thập và ghi nhận sẽ được cơ quan nhà nước thực hiện tính toán ra chỉ số tiêu dùng trong thời gian đó. Để tính toán chỉ số CPI thì cần xác định năm gốc (năm cơ sở), năm cơ sở có vai trò làm cột mốc với tất cả các năm được so sánh. Nó có thể được điều chỉnh tự do và có thể thay đổi từ 5-7 năm tuỳ từng nước. Như vậy công thức tính chỉ số này như sau:

4. Những giá trị mà chỉ số CPI đem lại:

Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của chỉ số này đem lại là thước đo của lạm phát. Đây là vai trò  được sử dụng phổ biến nhất, phản ánh được tình hình kinh tế của đất nước có hiệu quả với những chính sách kinh tế mà chính phủ đề ra. Từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể cho các tổ chức, doanh nghiệp, lao động và các nhà đầu tư về những thay đổi giá cả để họ có những hoạch định cụ thể, đưa ra hướng giải quyết kinh tế.

Những thông tin cung cấp cho việc tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để điều chỉnh các chuỗi kinh tế khác nhau, nhằm thay đổi giá trị cung ứng, các sản phẩm dịch vụ, phòng chống tối đa lạm phát.

Ngoài những vai trò trên, chỉ số giá tiêu dùng còn được sử dụng để điều chỉnh mức lương thông qua việc nghiên cứu chi phí tiêu dùng hàng ngày của người lao động bỏ ra, đồng thời các nguồn lợi an sinh xã hội cũng được điều chỉnh phù hợp.

Qua bài viết trên mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn CPI là gì, ý nghĩa, phương pháp tính và những giá trị mà CPI mang lại từ đó có thể đo lường và đánh giá khả năng phát triền của nền kinh tế. Từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp của mình.