SĐối với doanh nghiệp, vị trí leader và manager đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng đa số mọi người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, dẫn đến việc phân công sai công việc. Vậy sự khác nhau giữa leader và manager là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Công việc của một leader và một manager hoàn toàn không giống nhau, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc. Trong một công ty, có người sẽ đảm nhận cùng lúc vị trí của leader và manager. Nhưng ngược lại, hai vị trí có thể tách biệt hoàn toàn, và được phụ trách bởi những người có khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc đó.Vậy để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa leader và manager, chúng ta cần nắm rõ khái niệm như thế nào là một leader và manager đúng nghĩa.
Khái niệm leader và manager
- Leader: trong tiếng Anh được hiểu là một người lãnh đạo, người sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo ra một kế hoạch, và truyền cảm hứng để mọi người cùng nhau triển khai các ý tưởng và thực hiện ý tưởng đó môt cách cụ thể. Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải áp dụng các chiến lược kinh doanh và các phương pháp quản lý khác nhau để nắm bắt tình hình làm việc, điều chỉnh quá trình hoạt động của công ty được thuận lợi hơn.
- Manager: còn được gọi là người quản lý (trưởng phòng) có trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự, theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của nhân viên. Qua đó, đánh giá hiệu suất làm việc, xử lý những tình huống bất ngờ diễn ra trong công việc.
Sự khác nhau giữa leader và manager
Có những người sinh ra đã có tố chất của một leader, nhưng cũng có người chỉ phù hợp công việc làm manager. Đó là vì mỗi công việc đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, và mỗi người chỉ đáp ứng được những kỹ năng thích hợp với một số công việc mà thôi. Tác giả Warren Bennis chủ nhân quyển sách On Becoming A Leader (tạm dịch Để trở thành nhà Lãnh đạo) cũng đã chỉ ra những yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ những điểm khác nhau giữa một leader và một manager trên các phương diện như:
– Người lãnh đạo là người vẽ ra ý tưởng, người quản lý là người thực hiện ý tưởng đó.
Người lãnh đạo có trách nhiệm phải đưa ra những ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá để đưa vào kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian sắp tới và những dự án mang tầm chiến lược trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy người lãnh đạo, đòi hỏi phải có một tầm nhìn, các kỹ năng nhất định, sự đầu tư trong việc nghiên cứu các xu thế phát triển mới trên thế giới về các vấn đề liên quan đến công việc.
Người quản lý sẽ trực tiếp thực hiện các công việc được người lãnh đạo phân công, họ sẽ đóng vai trò như một người giám sát và đánh giá tiến độ làm việc của mỗi nhân viên. Từ đó, có thể kịp thời phát hiện ra những sai sót, lập tức tiến hành điều chỉnh để khắc phục sự cố.
Người lãnh đạo truyền cảm hứng, còn người quản lý thường kiểm soát
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là củng cố niềm tin đối với nhân viên. Vì một nhà lãnh đạo không biết cách để nhân viên lắng nghe và tin tưởng vào những gì mình nói, thì làm sao có thể thuyết phục họ đem năng lực của mình góp phần hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh của bạn. Do đó, việc truyền cảm hứng rất có ý nghĩa tinh thần để nhân viên làm việc tích cực và năng động hơn.
Đối với người quản lý, họ phải thực hiện quyền kiểm soát nhân viên, để mỗi nhân viên có thể phát huy tối đa mọi năng lực mà họ có, nhằm mục đích đẩy mạnh hiệu quả cạnh tranh trong công việc. Muốn làm được điều đó, người quản ký cần phải am hiểu tâm lý nhân viên, thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý để nhân viên yên tâm làm việc.
Người lãnh đạo sẽ là người đặt ra câu hỏi “tại sao?” người quản lý sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
Nếu có bất kỳ một sai sót nào diễn ra, người lãnh đạo sẽ phải thay đổi toàn bộ cơ cấu làm việc để vượt qua khủng hoảng. Họ sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao vấn đề đó lạ xảy ra, và sau thất bại đó chúng ta sẽ nhận được bài học gì. Còn người quản lý sẽ phải đi tìm đáp án cho câu hỏi đó bằng việc làm như thế nào mới có thể cải thiện được tình hình qua những hành động cụ thể mang lại hiệu quả cách nhanh chóng.
Công việc của một leader (người lãnh đạo) hoàn toàn khác với một manager (người quản lý) trong cách làm việc và trong cách nghĩ. Nhưng nhìn chung, họ đều là những người rất cần thiết để giúp một công ty phát huy tối đa tất cả những lợi thế mang lại những bước phát triển mới cho công ty.