bookmark_borderĐoán tính cách qua chữ viết, như thế nào mới là “chuẩn”?

Một giọng nói trầm ấm hay nhẹ nhàng, sẽ phần nào nói lên tính cách bên trong tâm hồn của con người. Chữ viết cũng vậy, một nét chữ được viết ra sẽ vẽ nên những tính cách riêng biệt của từng người. Vì vậy, việc đoán tính cách qua chữ viết sẽ giúp bạn đọc vị được tính cách của người khác một cách dễ dàng.

Tính cách con người không đơn thuần thể hiện qua một phương diện cố định nào đó. Đối với những nhà tuyển dụng, việc đánh giá một ứng viên tiềm năng cũng được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau về mặt chuyên môn, kỹ năng hay tinh thần làm việc.

Ngoài ra họ còn cẩn thận, quan sát ứng viên qua những hành động nhỏ nhặt nhất, bao gồm việc đọc vị tính cách ứng viên thông qua chữ viết.

Cũng như các yếu tố còn lại, chữ viết sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ những tính cách, cũng như tư duy, suy nghĩ chân thực nhất của bạn. Dưới đây, là một số những nguyên tắc có thể giúp nhà tuyển dụng phán đoán nét chữ của bạn một cách hiệu quả.

Kích thước chữ

Thông thường, những người viết chữ to được xem là bậc thầy của giao tiếp, họ thường là mẫu người hướng ngoại nhiều hơn. Nét chữ to sẽ thể hiện bạn là mẫu người hòa đồng, cởi mở, bao dung…Ngoài ra, họ còn là mẫu người có thừa sự tự tin và cầu tiến trong việc, họ luốn mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của mọi người hướng về mình.

Ngược lại, người viết chữ nhỏ, thường là những người có xu hướng hướng nội nhiều hơn. Họ cẩn thận, tỉ mỉ và luôn tập trung vào những chi tiết, do đó họ có sự quan sát rất tài tình và thấu đáo. Những người viết chữ nhỏ sẽ thích cuộc sống riêng tư nhiều hơn, họ ưu tiên cho hoàn thành tốt những điều nhỏ nhặt và sau đó tập trung phát triển những dự định lớn hơn theo một trình tự nhất định.

Khoảng cách chữ

Người viết chữ có khoảng cách hẹp, thuộc mẫu người thích làm việc nhóm hơn là làm việc cá nhân, họ luôn cảm thấy khó chịu khi phải làm việc trong môi trường yên tĩnh. Ngược lại, họ sẽ không ngừng sáng tạo ra những ý tưởng mới trong môi trường làm việc náo nhiệt và ồn ào, đó là một ưu điểm của những người viết chữ hẹp. Nhược điểm là họ thường xuyên không đúng giờ cho lắm, vì vậy công việc của họ thường bị trì hoãn kéo dài.

Còn lại, những người viết chữ rộng thường thiên về thích sự tự do thoải mái, không quá nhiều ràng buộc. Họ thích làm việc trong không gian yên tĩnh nhiều hơn, vì đó là nơi lý tưởng cho những ý tưởng của họ được vẽ ra một cách hoàn hảo đến từng chi tiết. Đặc biệt, họ luôn là những người tuân thủ rất đúng quy tắc giờ giấc trong mọi hoàn cảnh.

Độ nghiêng của chữ

Chia làm ba độ nghiêng chính, nghiêng sang trái, sang phải, và chữ thẳng đứng. Ba nhóm người viết ra những nét chữ có độ nghiêng khác thường đại diện cho những tính cách cơ bản như:

       * Nghiêng sang trái, cho thấy họ là người có năng khiếu về các môn tự nhiên nhiều hơn xã hội, họ không phù hợp với những công việc thiên về yếu tố giao tiếp. Công việc phù hợp với họ sẽ là lập trình viên, kỹ sư, kế toán…

       * Nghiêng về bên phải, là những người giỏi giao tiếp và suy nghĩ sâu sắc về tất cả các vấn đề, họ giỏi thích nghi với môi trường mới. Nhưng cũng là người thường hay bị cảm xúc chi phối.

       * Chữ đứng thẳng chỉ những người có tư duy logic rất tốt, họ luôn cẩn thận khi đưa ra một quyết định. Đồng thời họ là người có tính thực tế rất cao và lập luận rất khoa học và lý tính.

Hình dáng chữ tròn và chữ nhọn

Những người viết chữ tròn luôn có những ý tưởng mang tính đột phá trong công việc. Ngược lại, người viết chữ nhọn thường có tính ham học hỏi, và chịu khó tiếp thu những ý kiến mới.

Cách nhấn chữ

Nếu bạn là người viết chữ với nét mạnh, chứng tỏ bạn là người rất quyết đoán trong suy nghĩ và sẵn sàng đưa ra những ý kiến phản kháng trước những điều không hợp lý. Nhưng bạn cũng phải cần tiết chế lại cảm xúc, nếu không muốn mang đến những phiền phức vì tính cách này.

Còn người viết nét chữ nhẹ, đích thực là những người rất nhạy cảm, tuy nhiên họ lại mang nhiều cảm xúc tích cực cho người đối diện. Với họ, than vãn không phải là cách giải quyết vấn đề tốt nhất, mà đứng lên hành động mới là phương pháp hiệu quả.

Tốc độ viết

Nếu tốc độ viết càng nhanh, chứng tỏ bạn rất thiếu kiên nhẫn trong chờ đợi, nhưng điểm cộng cho bạn đó chính là khả năng sáng tạo không biên giới. Nhờ những ý tưởng đầy mới mẻ của bạn mà công việc lúc nào cũng trở nên thú vị hơn. Còn người viết chữ chậm, cho thấy họ rất cẩn thận trong suy nghĩ, hơi thiếu quyết đoán nhưng bù lại họ lại có khả năng làm chủ vấn đề và khả năng tập trung cao.

Các nhà tuyển dụng luôn rất thông thái trong việc đoán tính cách con người. Vì vậy, để có sự chuẩn bị tốt nhất khi gặp mặt nhà tuyển dụng, bạn hãy nên chú ý vào nét chữ của mình, vì biết đâu để họ có thể đoán tính cách qua chữ viết của bạn, và nhìn nhận hồ sơ của bạn tích cực hơn thì sao.

bookmark_borderĐi tìm nhóm máu nào thông minh nhất

Có bao giờ bạn nghe đến mối quan hệ giữa các nhóm máu và sự thông minh chưa? Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, đa số những người thông minh trên thế giới đều thuộc cùng một nhóm máu. Vậy nhóm máu nào thông minh nhất?

Máu được xem là thành phần quan trọng trong sự sống của con người. Mặc dù chỉ chiếm 7% trọng lượng cơ thể, thế nhưng máu lại là thành phần không thể thiếu, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Một số nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản đã có những nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa nhóm máu và tính cách của con người. Thậm chí, một số công ty của Nhật còn sử dụng những phân tích về nhóm máu trong tuyển dụng nhân sự nữa đấy.

Cùng tìm hiểu những tính cách đặc trưng theo từng nhóm máu để xem nhóm máu nào thông minh nhất nhé!

Nhóm máu A (A+, A-)

Những người có nhóm máu A thường rất nhạy cảm, thông minh, nhiệt huyết và dễ hợp tác với người khác. Ngoài ra, họ rất bảo thủ, nội tâm, kín đáo và là người có tinh thần trách nhiệm, cầu toàn và luôn đúng giờ. Đặc biệt, những người thuộc nhóm máu A rất có khả năng trong lĩnh vực lãnh đạo.

Tuy nhiên, đây là những con người thường xuyên xuất hiện căng thẳng, suy nghĩ linh tinh, dè dặt và cứng đầu.

Nhóm máu B (B+, B-)

Những người thuộc nhóm máu B rất hòa đồng, dễ đồng cảm, thấu hiểu với người khác. Ngoài ra, họ rất sáng tạo, lạc quan và thích ngao du với mọi người. Họ có khả năng tuyệt vời trong giao tiếp, vì thế họ có rất nhiều bạn bè và những mối quan hệ xung quanh.

Bởi vì họ thích tự do, không theo khuôn khổ cho nên khá vô trách nhiệm. Tuy nhiên, một khi đã ra mục tiêu, họ sẽ theo đuổi đến cùng.

Nhóm máu O (O+, O-)

Đặc điểm nổi trội ở những con người mang nhóm máu O đó chính là khả năng lãnh đạo thiên bẩm.  Họ là những người quyết đoán, độc lập, thẳng thắng và rất tự tin. Họ rất cởi mở và lạc quan, cho nên sẽ không buồn lâu vì một vấn đề nào đó.

Tuy nhiên, bởi vì họ quá độc lập và quyết đoán cho nên đôi khi hơi cứng đầu và không chịu lắng nghe những lời nhận xét, góp ý từ người khác.

Nhóm máu AB (AB+, AB-)

Đây là nhóm máu có sự phức tạp nhất. Bởi vì họ sở hữu cả tính cách của những người nhóm máu A lẫn nhóm máu B. Cho dù số người thuộc nhóm máu AB rất thấp, đây lại là những con người rất thông minh, có khả năng ngoại giao và năng động.

Những người có nhóm máu AB có tâm lý rất phức tạp. Mặc dù khá năng động, hoạt bát, thế nhưng nếu gặp thất bại, họ sẽ rất khó để vực dậy bản thân trong một thời gian dài.

Mỗi nhóm máu sẽ có những ưu nhược điểm riêng của mình, cho nên không thể đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi nhóm máu nào thông minh nhất. Ngoài ra, để đánh giá một người, chỉ dựa vào nhóm máu chưa thể đưa ra đáp án cụ thể. Mà còn phải thông qua quá trình tiếp xúc, làm việc với người đó. Tuy nhiên, với bài viết này cũng hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu của cơ thể con người.

bookmark_borderMức lương trung bình ở Việt Nam là bao nhiêu?

Làm việc và được trả lương là quyền lợi của người lao động. Thế nhưng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rất lớn về mức lương trung bình giữa các tỉnh thành trên cả nước. Vậy sự khác biệt đó như thế nào? Cùng tìm hiểu với bài viết bên dưới nhé.

Sự khác biệt mức lương trung bình giữa các tỉnh thành

Tại Việt Nam, hệ thống lương là tương đối phức tạp. Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn giữa lương tối thiểu với lương cơ bản và thu nhập của người lao động. Ngoài ra, là sự chênh lệch mức lương trung bình ở Việt Nam giữa các thành phố với nhau.

Trong “Báo cáo lương toàn năm 2017” đã được công bố vào ngày 5/3/2018 cho thấy thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về mức lương trung bình. Theo đó, mức lương trung bình mỗi tháng của người lao động đạt 456 USD, tức khoảng 10,37 triệu đồng. Cao hơn mức lương trung bình của lao động toàn quốc 38%, tức khoảng 6,5 triệu đồng/ người/ tháng.

Thành phố Hà Nội được biết đến là một trong hai thành phố lớn của cả nước lại chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách với khoảng 9,3 triệu đồng/ người/ tháng. Trong khi đó, Đà Nẵng với mức lương trung bình mỗi người hơn 10,2 triệu đồng/ tháng đã vươn lên đứng thứ 2 cả nước.

Xếp thứ 3 và thứ 4 lần lượt là Bình Dương và Bắc Ninh với mức lương trung bình mỗi người một tháng lần lượt là 10,1 triệu đồng và hơn 9,5 triệu đồng.

Từ những số liệu như trên đã cho thấy sự khác nhau mức lương trung bình ở Việt Nam giữa các tỉnh thành. Nguyên nhân bởi vì những thành phố có mức lương trung bình cao hơn thường là những tỉnh thành có hoạt động kinh tế phát triển, là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn của các công ty, tập đoàn kinh tế cả trong lẫn ngoài nước.

Từ đó, phần nào giúp đánh giá được đâu là nơi nên lựa chọn làm việc để có được nguồn thu nhập cao, phát huy được năng lực làm việc của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Kỳ vọng lương của người lao động

Cũng theo như báo cáo trên, sinh viên mới ra trường thường có kỳ vọng cao về mức lương. Họ mong muốn được làm việc ở những vị trí với mức lương cao tại những công ty, tập đoàn lớn. Tuy nhiên, năng lực lại không đủ đáp ứng được những yêu cầu của vị trí đó.

Theo đó, 72% công việc dành cho người mới ra trường thường có mức lương từ 5,7 – 11,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, công việc được nhóm sinh viên ra trường ứng tuyển nhiều nhất hiện tại có mức lương rất cao, từ 15,9 – 22,6 triệu đồng/ tháng.

Ngược lại, nhóm người lao động có kinh nghiệm việc làm thường có ý thức về mức lương phù hợp tốt hơn. Họ sẵn sàng ứng tuyển vào những vị trí với mức lương thấp hơn và cố gắng làm việc để chứng tỏ năng lực bản thân.

Với bài viết chia sẻ trên hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về mức lương trung bình ở Việt Nam cũng như khả năng đánh giá, nhận thức của người lao động đối với kỳ vọng lương của mình.

bookmark_borderVượt qua giai đoạn bế tắc trong công việc

Được làm những công việc mà mình yêu thích là một điều may mắn. Thế nhưng, đến một lúc nào đó bạn cảm thấy bế tắc, chán chường trong chính những công việc ngày hàng của mình. Vậy phải làm thế nào để vượt qua giai đoạn bế tắc trong công việc và tìm lại niềm say mê, nhiệt huyết lúc ban đầu?

Có những thời điểm, bạn cảm thấy mọi thứ trong công việc đều trở nên mơ hồ, lộn xộn và không có tương lai. Bạn nghi ngờ vào chính khả năng của mình cũng như khả năng phát triển với công việc. Nhưng bạn cũng hiểu rằng, “từ bỏ” trong thời điểm này không phải là một phương án hay, vì bạn không thể chắc chắn mình có thể tìm được một công việc khác phù hợp hơn.

Vì vậy, tìm ra những giải pháp vượt qua giai đoạn này là điều cần thiết. Và dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  1. Tìm ra nguyên nhân bế tắc trong công việc

Bạn không thể đổ lỗi cho công việc đã gây nên tình trạng bế tắc này, mặc dù đó có thể là lý do thực sự. Thế nhưng, có rất nhiều người ngoài kia vẫn đang cảm thấy tốt với những công việc tương đồng như bạn, đó cũng là sự thật. Thay vào đó, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về những mong muốn của bản thân đối với công việc và thế mạnh của bạn. Từ đó có thể tìm thấy lý do thực sự. Ví dụ như bạn đã làm công việc này trong một thời gian dài, bạn muốn thay đổi một công việc mới hay những thử thách khó hơn. Hoặc bạn muốn được đề bạt lên một vị trí cao hơn mà bạn xứng đáng.

  • Cho bản thân được “thở” và nạp năng lượng

Có thể vì công việc quá nhiều áp lực, căng thẳng trong suốt một thời gian dài khiến bản thân của bạn bị “hụt” hơi và ngộp thở. Hãy có những khoảng nghỉ hợp lý giữa thời gian làm việc, ví dụ như đi bộ một vòng quanh văn phòng làm việc. Chính cách này sẽ khiến hiệu quả công việc của bạn tốt hơn đấy.

Ngoài ra, sau những dự án thành công hoặc sau một thời gian làm việc, hãy xin nghỉ phép và dành cho bản thân một kỳ nghỉ, có thể đi xa hoặc đi gần tùy ý. Nó sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cũng như lấy lại tinh thần làm việc.

  • Lấy lại cảm hứng làm việc

Trong suốt một thời gian dài, bạn phải lao đầu vào những dự án, áp lực công việc khiến cảm hứng đối với công việc dần mất đi. Khi cảm thấy bản thân đang gặp bế tắc trong công việc, hãy dành những khoảng thời gian suy nghĩ lại xem tại sao mình lại lựa chọn công việc này. Như vậy, phần nào năng lượng thuở ban đầu sẽ được khơi gợi lại trong bạn. Tin tôi đi.

Ngoài ra, tìm đọc một vài quyển sách, trang blog hay website truyền cảm hứng, nó sẽ thật sự hiệu quả đấy.

  • Dành không gian cho những sở thích cá nhân khác

Đôi khi vì quá tập trung vào một công việc trong suốt một thời gian dài khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, từ đó hiệu quả công việc cũng dần sa sút. Cho nên, ngoài công việc chính, hãy dành thời gian cho những sở thích cá nhân khác của bản thân.

Ví dụ như bạn thích trồng cây, vậy thì hãy dành một khoảng không gian ở ban công và tạo một khu vườn nhỏ. Bạn có thể chăm sóc cho nó bất cứ lúc nào. Và bạn sẽ thấy tác dụng của việc này. Tâm hồn, tinh thần của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể đấy.

  • Đề xuất những thay đổi cho công việc của bạn

Nếu bạn cảm thấy mình đã làm công việc này trong một khoảng thời gian dài rồi. Và bản thân có đủ năng lực để được giao một công việc mới khó hơn hay lên một vị trí cao hơn. Đừng ngần ngại và hãy đề cập vấn đề này với cấp trên. Tuy nhiên, hãy nhớ chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch đề xuất thật chi tiết, cho thấy bản thân có khả năng như thế nào, có thể mang đến những lợi ích cho công ty ra sao nhé.

Lấy lại cũng như duy trì cảm hứng trong công việc không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi những mục tiêu bạn đặt ra vẫn chưa hoàn thành. Thế nhưng cũng đừng quá đặt nặng vào việc phải hoàn thành mục tiêu ban đầu. Bởi vì cuộc sống của mỗi người đều sẽ có những lúc thăng trầm lên xuống khác nhau. Việc vẫn giữ được niềm đam mê của bản thân sẽ giúp bạn tìm thấy con đường mình nên đi một cách tốt nhất.

Còn nếu như bạn thấy mình đang bế tắc trong công việc, hãy thử cố gắng với những gợi ý ở trên. Nó sẽ thật sự có ích với bạn đấy.

bookmark_borderGiới trẻ hiện nay và căn bệnh ảo tưởng sức mạnh

Tốt nghiệp đại học với bằng giỏi trong tay, nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mình sẽ có một công việc ổn định tại một công ty tầm cỡ, sở hữu mức lương hàng chục triệu đồng hay chỉ chấp nhận làm sếp chứ không làm nhân viên. Đây đích thị là những biểu hiện của một căn bệnh rất phổ biến hiện nay trong giới trẻ: ‘Ảo tưởng sức mạnh’.

Tâm lý này thường xuất hiện ở những bạn trẻ có năng lực hoặc bằng cấp nhất định rồi tự cho rằng bản thân có khả năng vượt trội hơn những người khác. Đó là những người thiếu kỹ năng đánh giá năng lực bản thân cũng như năng lực của người khác. Đôi khi là do họ cố ý không chịu nhận ra “lỗ hổng” yếu kém của mình.

Một số biểu hiện về căn bệnh “ảo tưởng sức mạnh” có thể nhận thấy ở giới trẻ hiện nay như:

  1. Có bằng cấp trong tay sẽ không lo thất nghiệp

Nhiều bạn sinh viên ra trường với bằng Giỏi, Xuất sắc trong tay, đặc biệt là tốt nghiệp ở những ngôi trường danh tiếng thường ngộ nhận rằng bản thân sẽ có được một công việc tốt với một vị trí cao.

Tuy nhiên, các bạn không biết rằng, ngoài năng lực, nhà tuyển dụng còn quan tâm đến thái độ, tinh thần của ứng viên. Một người với thái độ, tinh thần cầu tiến và khả năng nắm bắt nhanh nhạy sẽ là sự lựa chọn ưu tiên hơn là một bảng điểm đẹp.

  • Chỉ lựa chọn những công ty lớn, có tên tuổi

Nhiều bạn sau khi ra trường lựa chọn những công ty lớn, có tên tuổi trên thị trường hiện nay mà không quan tâm xem năng lực của bản thân có đáp ứng được yêu cầu của công ty đó. Sau đó trượt dài trong những lần phỏng vấn và thất bại.

Trước khi nộp đơn vào một công ty, hãy tìm hiểu xem năng lực bản thân đang ở đâu? Có đáp ứng được yêu cầu của công ty? Bạn có thực sự phù hợp với văn hóa nơi đây? Bạn có yêu thích công việc này không hay chỉ vì tiếng tăm sẽ có được.

  • Liên tục nhảy việc cũng như yêu cầu tăng lương

Thường xuyên cảm thấy mức lương hiện tại không phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu phải được tăng lương. Nếu không được đáp ứng thì sẵn sàng nghỉ việc và tìm kiếm một công việc mới đáp ứng được yêu cầu của mình.

Lúc này, thay vì ngồi đấy và chê lương thấp cùng công việc nhàm chán thì hãy cố gắng phấn đấu cho công việc để cấp trên thấy được rằng, bạn xứng đáng với mức lương cao hơn hay với một vị trí tốt hơn trong công ty.

Với sự ảo tưởng này, chắc chắn các bạn trẻ sẽ không thể tìm được cho mình một công việc phù hợp và thất nghiệp sau khi ra trường là viễn cảnh dễ thấy.

Vậy phải làm thế nào để loại bỏ căn bệnh “ảo tưởng sức mạnh này”?

Hãy khiên tốn và nhìn nhận đúng năng lực của bản thân. Thường xuyên trau dồi kiến thức và các kỹ năng mỗi ngày. Đừng tự cho mình đã biết hết tất cả. Bởi vì những điều bạn biết có thể chỉ là một con số nhỏ so với rất nhiều người ở ngoài kia.

Sau khi ra trường, hãy tìm kiếm cho mình một công ty với vị trí phù hợp. Đừng cố gắng tìm đến những công ty lớn, tầm cỡ nếu không đủ kinh nghiệm và bản lĩnh. Bởi vì lúc này, điều bạn cần là trau dồi kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân. Một môi trường làm việc quá lớn với nhiều áp lực công việc hay áp lực cạnh tranh có thể khiến bạn nản lòng và hoài nghi về năng lực của bản thân.

Thời gian phía trước của bạn còn rất dài, hãy tự biết mình đang đứng ở đâu, vị trí nào để có được những bước đi đúng hướng. Sau khi đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm, kiến thức thực tế, việc có trong tay một công việc với mức lương như ý là điều không khó để thực hiện. Tuy nhiên, cần biết bản thân muốn gì để có sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé.

bookmark_borderThế mạnh của bạn là gì? Cách để xác định được thế mạnh của bản thân

Việc nắm rõ được những thế mạnh mà bạn có, sẽ giúp ích rất nhiều đến việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết được thế mạnh của bạn là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho vấn đề của bạn.

Bất kỳ chúng ta, ai cũng có những thế mạnh riêng, nếu tìm ra được thế mạnh của bản thân và khai thác chúng vào những công việc phù hợp sẽ mang lại những thành tích nhất định. Hơn hết, thế mạnh còn được xem là chìa khóa mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau cho bạn lựa chọn. Chẳng còn gì tuyệt hơn nếu bạn được làm một công việc thể hiện được thế mạnh của bản thân vừa đúng với sở thích của bạn.

Thế mạnh là gì?

Thế mạnh được hiểu đơn giản là những gì mà bạn có thể làm tốt nhất, và khi bạn được làm những điều thuộc về thế mạnh của mình, bạn sẽ cảm thấy rất tự tin, thoải mái mà không hề có một chút áp lực hay thất vọng nào. Hơn hết, bạn luôn mong muốn sẽ mang lại sự đam mê và nhiệt huyết mình vào công việc đó, để sáng tạo ra những điều hữu ích và mới mẻ, đó chính là thế mạnh của bạn.

Làm cách nào để xác định được thế mạnh bản thân

Không phải ai cũng có thể cũng có thể tìm ra được thế mạnh mà mình có. Cũng có nhiều người dành nhiều thời gian để hiểu rõ bản thân mình muốn gì, thế mạnh của mình nằm ở phương diện nào, nhưng vẫn không thê xác định được một cách cụ thể. Dưới đây, là một số gợi ý giúp cho bạn có thể khám phá được thế mạnh vốn có của bản thân:

– Tự đánh giá năng lực chính mình: bạn nên hiểu rằng không một ai giỏi hoàn toàn hay sở hữu toàn điểm yếu, cho nên cũng đừng quá thất vọng hay quá tự tin vào những gì mình có. Chẳng ai hiểu rõ bản thân bạn bằng chính bạn, nên để biết chính xác thế mạnh của mình là gì, hãy tự hỏi bản thân bạn giỏi nhất điều gì, hãy nghĩ xem bạn bè xung quanh thường nói gì về bạn. Hãy tự lập ra một bảng đánh giá bao gồm các tiêu chí khác nhau, hoặc đơn giản là viết nhật ký mỗi ngày về những điều nhỏ nhặt khiến bạn thích thú, dần dần nó sẽ cho bạn biết đâu là điều bạn giỏi nhất.

– Hỏi những người xung quanh: bạn có thể hỏi những người xung quanh cảm thấy bạn nổi trội nhất ở những khía cạnh nào mà họ đã từng thấy. Hãy tự tin hỏi các mối quan hệ khác nhau, không chỉ là bạn bè mà có thể là giáo viên của bạn, ba mẹ bạn, anh chị hay những ai đã từng thực hiện một dự án nào đó với bạn, họ sẽ nhận ra những điểm mà bạn nổi trội nhất. Hãy lập bảng tổng hợp và tự đánh giá năng lực bản thân thông qua nhận xét của mọi người.

Cách tận dụng thế mạnh bản thân khi xin việc

Khi bước vào cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn thời gian để giới thiệu về bản thân, lúc này bạn nên cẩn thận chuẩn bị những câu trả lời liên quan đến thế mạnh bản thân một cách chi tiết. Những thế mạnh đó bao gồm các kỹ năng về mặt chuyên môn (ngành học, ngoại ngữ, tin học…), kỹ năng ngoài chuyên môn (giao tiếp, tư duy logic, làm việc nhóm…), và kỹ năng về mặt cảm xúc (hướng ngoại, năng nổ, cầu tiến,…) hãy tập trung vào ba kỹ năng chính để nhà tuyển dụng đánh giá toàn diện những thế mạnh của bạn có.

Biến những điểm yếu trở thành thế mạnh của bạn, đó chính là cách thông minh để bạn ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng. Hãy biến tính do dự và hay suy nghĩ của bạn thành một thế mạnh về độ chuyên cần và tỉ mỉ trong quá trình làm việc đòi hỏi sự cẩn thận và kiên trì cao. Đừng để điểm yếu làm lu mờ đi những thế mạnh bạn có, biết đâu nhờ những điểm yếu trở thành điểm mạnh đó mà bạn được đánh giá cao hơn những ứng viên sáng giá khác.

Một người hiểu đúng về điểm mạnh của mình sẽ là người dễ dàng tìm ra cách để mang đến sự thành công cho bản thân. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên bạn sẽ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi “Thế mạnh của bạn là gì? Từ đó có thể lập ra một phương pháp học tập và rèn luyện giúp ích đến sự phát triển công việc tương lai của bạn.

bookmark_borderSự khác nhau giữa leader và manager là gì, bạn đã biết chưa?

SĐối với doanh nghiệp, vị trí leader và manager đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng đa số mọi người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, dẫn đến việc phân công sai công việc. Vậy sự khác nhau giữa leader và manager là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Công việc của một leader và một manager hoàn toàn không giống nhau, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc. Trong một công ty, có người sẽ đảm nhận cùng lúc vị trí của leader và manager. Nhưng ngược lại, hai vị trí có thể tách biệt hoàn toàn, và được phụ trách bởi những người có khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc đó.Vậy để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa leader và manager, chúng ta cần nắm rõ khái niệm như thế nào là một leader và manager đúng nghĩa.

Khái niệm leader và manager

  • Leader: trong tiếng Anh được hiểu là một người lãnh đạo, người sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo ra một kế hoạch, và truyền cảm hứng để mọi người cùng nhau triển khai các ý tưởng và thực hiện ý tưởng đó môt cách cụ thể. Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải áp dụng các chiến lược kinh doanh và các phương pháp quản lý khác nhau để nắm bắt tình hình làm việc, điều chỉnh quá trình hoạt động của công ty được thuận lợi hơn.
  • Manager: còn được gọi là người quản lý (trưởng phòng) có trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự, theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của nhân viên. Qua đó, đánh giá hiệu suất làm việc, xử lý những tình huống bất ngờ diễn ra trong công việc.

Sự khác nhau giữa leader và manager

Có những người sinh ra đã có tố chất của một leader, nhưng cũng có người chỉ phù hợp công việc làm manager. Đó là vì mỗi công việc đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, và mỗi người chỉ đáp ứng được những kỹ năng thích hợp với một số công việc mà thôi. Tác giả Warren Bennis chủ nhân quyển sách On Becoming A Leader (tạm dịch Để trở thành nhà Lãnh đạo) cũng đã chỉ ra những yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ những điểm khác nhau giữa một leader và một manager trên các phương diện như:

– Người lãnh đạo là người vẽ ra ý tưởng, người quản lý là người thực hiện ý tưởng đó.

Người lãnh đạo có trách nhiệm phải đưa ra những ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá để đưa vào kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian sắp tới và những dự án mang tầm chiến lược trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy người lãnh đạo, đòi hỏi phải có một tầm nhìn, các kỹ năng nhất định, sự đầu tư trong việc nghiên cứu các xu thế phát triển mới trên thế giới về các vấn đề liên quan đến công việc.

Người quản lý sẽ trực tiếp thực hiện các công việc được người lãnh đạo phân công, họ sẽ đóng vai trò như một người giám sát và đánh giá tiến độ làm việc của mỗi nhân viên. Từ đó, có thể kịp thời phát hiện ra những sai sót, lập tức tiến hành điều chỉnh để khắc phục sự cố.

Người lãnh đạo truyền cảm hứng, còn người quản lý thường kiểm soát

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là củng cố niềm tin đối với nhân viên. Vì một nhà lãnh đạo không biết cách để nhân viên lắng nghe và tin tưởng vào những gì mình nói, thì làm sao có thể thuyết phục họ đem năng lực của mình góp phần hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh của bạn. Do đó, việc truyền cảm hứng rất có ý nghĩa tinh thần để nhân viên làm việc tích cực và năng động hơn.

Đối với người quản lý, họ phải thực hiện quyền kiểm soát nhân viên, để mỗi nhân viên có thể phát huy tối đa mọi năng lực mà họ có, nhằm mục đích đẩy mạnh hiệu quả cạnh tranh trong công việc. Muốn làm được điều đó, người quản ký cần phải am hiểu tâm lý nhân viên, thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý để nhân viên yên tâm làm việc.

Người lãnh đạo sẽ là người đặt ra câu hỏi “tại sao?” người quản lý sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Nếu có bất kỳ một sai sót nào diễn ra, người lãnh đạo sẽ phải thay đổi toàn bộ cơ cấu làm việc để vượt qua khủng hoảng. Họ sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao vấn đề đó lạ xảy ra, và sau thất bại đó chúng ta sẽ nhận được bài học gì. Còn người quản lý sẽ phải đi tìm đáp án cho câu hỏi đó bằng việc làm như thế nào mới có thể cải thiện được tình hình qua những hành động cụ thể mang lại hiệu quả cách nhanh chóng.

Công việc của một leader (người lãnh đạo) hoàn toàn khác với một manager (người quản lý) trong cách làm việc và trong cách nghĩ. Nhưng nhìn chung, họ đều là những người rất cần thiết để giúp một công ty phát huy tối đa tất cả những lợi thế mang lại những bước phát triển mới cho công ty.

bookmark_borderBẠN PHẢI LÀM GÌ KHI THẤT NGHIỆP Ở TUỔI 30?

Trong quãng đời mỗi người sẽ có ít nhất một lần trải qua khoảng thời gian thất nghiệp. Và bạn cũng thế, nhưng lại bắt đầu những chuỗi ngày thất nghiệp ở độ tuổi 30.

Ở độ tuổi này, nhiều người đã có cho mình một cuộc sống bình yên với mái ấm gia đình và công việc ổn định, thậm chí đã gặt hái được những thành công nhất định. Thế nhưng, bạn vẫn phải đang loay hoay trong mớ bòng bong mang tên thất nghiệp. Vậy bạn phải làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc thất nghiệp của bạn

Nếu như bạn thất nghiệp vào độ tuổi này, bạn cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại quá trình làm việc trước đây của bản thân, rằng vì sao mình lại thất nghiệp?

Cho dù xuất phát từ yếu tố chủ quan hay khách quan thì xác định được nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học cho công việc tới.

  1. Không đáp ứng được yêu cầu của cấp trên

Một trong những lý do thất nghiệp phổ biến là do không đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là từ cấp trên. Nếu bạn thường xuyên không hoàn thành công việc hay chỉ mang đến cho công ty những sai phạm thay vì những đóng góp thì hãy bằng lòng với quyết định này và xem đó là bài học lớn cho bản thân.

Còn nếu như bạn đã cố gắng hết mình cho công việc mà vẫn không được cấp trên ghi nhận. Vậy thì cũng đừng buồn nhé. Có thể năng lực của bạn không phù hợp với công việc này. Hãy tìm kiếm cho mình một công ty mới phù hợp với năng lực thực sự của mình.

  • Làm việc với thái độ chống đối và tiêu cực

Bạn thường có những ý kiến chống đối với leader và manager của mình? Cho dù những ý kiến của bạn là đúng. Nhưng với cấp trên, việc nhân viên thường xuyên chống đối, bác bỏ những ý kiến, yêu cầu của mình là điều mà họ không chấp nhận được. Đóng góp ý kiến trong công việc là đúng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý về cách xử lý sao cho thật khéo léo. Hãy nói chuyện riêng với xếp, lúc này cấp trên sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bạn và lắng nghe ý kiến hơn.

Ngoài ra, thái độ làm việc tiêu cực cũng là điều có thể khiến bạn thất nghiệp. Sẽ không một công ty nào chấp nhận việc nhân viên thường xuyên đi trễ, làm việc chểnh mảng, không tập trung và khó chịu khi được giao việc.

Còn rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc bạn thất nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, cốt lõi vấn đề đa số đều bắt nguồn từ bạn. Hãy nhìn nhận đúng vấn đề và khắc phục cho những công việc sau nhé.

Phải làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30

Nếu như không may mắn khi chính bạn rơi vào trường hợp này, vậy thì đừng chán nản. Bởi vì không phải tất cả các cánh cửa đã đóng lại với bạn. Đừng ở đó và than thân trách phận tại sao lại xảy ra với mình. Mà hãy đứng lên, thiết kế cho mình bản kế hoạch mới cho tương lai và cố gắng hoàn thành nó.

  1. Lên kế hoạch hoàn thiện bản thân

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng thất nghiệp chính là cơ hội để bạn học hỏi những cái mới. Đăng ký tham gia một khóa học nào đó vừa giúp không lãng phí khoảng thời gian mình đang thất nghiệp mà còn giúp bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Đồng thời giúp bạn làm đẹp hơn cho CV của mình và nâng cao cơ hội việc làm trong tương lai.

Ngoài ra, luyện tập với một môn thể thao vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hình dáng mà còn giúp bạn trở nên năng động hơn, tích cực hơn. Với những bộ môn đơn giản như bơi lội, gym, yoga,…

  • Có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Kế hoạch chi tiêu cần được lên một cách hợp lý trong bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là trong giai đoạn thất nghiệp. Bởi vì bạn sẽ không thể biết được thời gian thất nghiệp của bản thân kéo dài bao lâu. Chính việc lên kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh những trường hợp vung tay quá trán và rỗng túi về sau.

  • Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè

Trong khoảng thời gian thất nghiệp, thay vì nằm ủ rũ ở nhà thì hãy dành những khoảng thời gian đó cho gia đình, bạn bè của mình. Đã bao lâu rồi bạn chưa về thăm ba mẹ? Chưa có một bữa café hẹn hò cùng lũ bạn chí cốt? Đây chính là khoảng thời gian để bạn thực hiện những  điều đó.

Ngoài ra, một chuyến du lịch cho bản thân cũng là điều bạn nên thực hiện. Đến một vùng đất mới, gặp những con người mới sẽ giúp bạn học hỏi thêm được rất nhiều điều. Và biết đâu đó lại là cơ hội tốt cho công việc sau này của bạn.

Sẽ không quá nghiệm trọng nếu bạn biết phải làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30. Hãy cố gắng chuẩn bị thật tốt cho bản thân và đừng nản lòng. Cơ hội chỉ đến với những người đã sẵn sàng để nắm bắt nó.

bookmark_borderOver time là gì? Những điều bạn cần biết về over time

OĐối với những ai đã và đang đi làm, việc phải over time là một áp lực tinh thần không hề nhỏ đối với họ. Vậy over time là gì? Và tại sao nó lại có tác động lớn như vậy đối với những người lao động?

Về mặt khách quan, thì không thể nói việc phải over time đối với nhân viên trong công ty, doanh nghiệp là một điều xấu hoàn toàn. Tùy vào từng thời điểm và mức độ quan trọng của công việc, cũng như năng lực làm việc của từng cá nhân khác nhau, mà họ có những cái nhìn bình thường với việc phải over time, hay ngược lại sẽ cảm thấy không mấy thiện cảm với cụm từ này.

Vậy bạn đã từng phải trải qua cảm giác over time chưa? Và bạn suy nghĩ sao về vấn đề này. Đầu tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu định nghĩa về over time là gì?

Over time là gì?

Over time trong tiếng anh có nghĩa là làm ngoài giờ, dùng để chỉ người lao động hay học sinh phải học tập và làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể hơn, over time trong môi trường công sở được hiểu là giờ làm việc thêm nhiều, hơn số giờ đã quy định trên hợp đồng lao động giữ người lao động và người chủ sử dụng lao động.

Nhằm mục đích đáp ứng đủ nhu cầu công việc, người sử dụng lao động sẽ áp dụng hình thức làm việc ngoài giờ, để có thể nhanh chóng đáp ứng đủ số lượng hàng hóa, hay để các dự án được hoàn thành đúng tiến độ được quy định trong hợp đồng với đối tác. Khi sử dụng lao động ngoài giờ doanh nghiệp không phải thuê thêm lao động mới, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí tối đa.

Các quy định được Chính Phủ áp dụng dành cho lao động làm ngoài giờ

Dựa vào Điều 106 của Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 45/2013 NĐ-CP ngày 10-05/2013, Chính phủ quy định về việc làm thêm giờ cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động được quyền sử dụng lao động làm thêm giờ, nhưng phải áp dụng những điều kiện sau:

  • Việc làm thêm ngoài giờ phải được sự đồng ý của người lao động, trong đó số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường một ngày của người lao động. Đối với các doanh nghiệp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì, tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không được phép vượt quá 12h trong một ngày.

Đối với ngày lễ, cuối tuần, ngày nghỉ hằng tuần, trong trường hợp phải làm thêm ngoài giờ, số giờ lao động không được phép vượt quá 12h một ngày. Người sử dụng lao động cũng không được quyền buộc người lao động làm ngoài giờ quá 30 giờ một tháng, hơn 200 giờ trong một năm. Còn những trường hợp đặc biệt, được Nhà nước quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ một năm.

– Khi người lao động phải làm việc liên tục trong nhiều ngày, thì người chủ sử dụng lao động phải bố trí ngày nghỉ bù thích hợp, với số thời gian đã phải làm việc trước đó.

Quy định tiền lương làm thêm ngoài giờ

Theo thông tư số 23/2015 TT- BLĐTBXH, Điều 6 đã quy định tiền lương ngoài giờ dành cho người lao động, chia làm 3 trường hợp cụ thể như sau:

– Làm thêm giờ vào những ngày bình thường, người lao động có thể được hưởng ít 150% lương vào ngày làm việc hôm đó.

– Làm thêm giờ vào những ngày nghỉ, người lao động có thể được hưởng 200% lương vào ngày làm việc hôm đó.

– Làm thêm giờ vào các ngày Lễ, Tết đặc biệt, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương dành cho ngày làm việc hôm đó.

Những lưu ý khi làm thêm ngoài giờ

Việc làm thêm giờ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người lao động, vì thế đối với chủ doanh nghiệp đang quản lý lao động làm thêm giờ phải luôn đảm bảo điều kiện môi trường làm việc tốt nhất. Đồng thời, người chủ lao động còn phải áp dụng phù hợp các chính sách lao động, chế độ phúc lợi, lương thưởng để khuyến khích tinh thần người lao động làm việc hiệu quả hơn.

Về phía người lao động, khi làm ngoài giờ cần đảm bảo sắp xếp hợp lý thời gian làm việc, để cân bằng công việc và thời gian sinh hoạt không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Tránh trường hợp làm việc quá sức gây ra những áp lực tinh thần nhất định, làm hiệu quả công việc giảm sút.

Trong môi trường lao động, việc làm thêm ngoài giờ là một điều thường xảy ra. Vì vậy, khi trực tiếp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp bạn sẽ chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó với câu hỏi “over time là gì” một cách hiệu quả nhất có thể.

bookmark_borderTại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?

Nếu bạn là người có kinh nghiệm làm việc dày dặn, từng ứng tuyển ở nhiều công ty khác nhau, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”.

Dù chỉ là một câu hỏi đơn giản nhưng để trả lời là một vấn đề rất khó. Bởi vì câu trả lời đó có thể giúp bạn được tuyển dụng vào vị trí mình ứng tuyển hoặc không có được công việc này.

Vậy phải trả lời như thế nào? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

Nghỉ việc là chuyện không phải ai cũng mong muốn. Bởi nhiều lý do khác nhau khiến bạn quyết định nghỉ và tìm một công việc mới. Đối với nhà tuyển dụng, khi hỏi câu này cũng với mục đích muốn nắm bắt tâm lý, thái độ làm việc của bạn. Cho nên, hãy thật khéo léo và tinh ý với câu trả lời của mình.

Hãy trả lời với thái độ chân thật và ngắn ngọn

Việc bạn cố tình đưa ra lý do không thực tế là điều không nên. Bởi vì chỉ với một số câu hỏi xoáy sâu vào câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng đã có thể nhận ra và tất nhiên, bạn sẽ mất điểm.

Cho nên, trả lời với thái độ chân thật và ngắn gọn lý do nghỉ việc của mình sẽ giúp bạn vượt qua dễ dàng câu hỏi này.

Tuyệt đối không được nói xấu, chê bai đồng nghiệp, công ty cũ

Điều tối kị mà bạn cần phải tránh trong suốt quá trình phỏng vấn là thái độ nói xấu, chê bai đồng nghiệp, công ty cũ. Mặc dù nguyên nhân có thể từ đồng nghiệp, quản lý khiến một người nghỉ việc, và đương nhiên, nhà tuyển dụng của bạn biết điều đó. Thế nhưng, đề cập thẳng vấn đề này là điều không nên.

Vì sao ư? Vì bạn có thể khiến nhà tuyển dụng liên tưởng đến việc bạn cũng sẽ có những thái độ phàn nàn, than phiền về công ty với một nhà tuyển dụng khác trong tương lai. Mặc dù vấn đề này hoàn toàn có căn cứ, nhưng ngay lúc đó, họ vẫn không thể cảm thông được cho bạn.

Tự tin vào tương lai với công ty mới

Được khen gợi là điều mà ai cũng mong muốn được nghe và nhà tuyển dụng của bạn cũng thế. Cho nên, trong trường hợp phải trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”, hãy dành một khoảng trống để khen gợi về công ty, về một tương lai tốt đẹp hơn mà bạn mong muốn nhận được. Điều này sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ không được quá tâng bốc mà hãy cho thấy sự lạc quan của bạn.

Cho thấy mong muốn được cải thiện, thái độ ham học hỏi của bản thân

Bất kỳ một công ty nào cũng mong muốn nhân viên của mình thường xuyên học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân. Cho nên, việc bạn thể hiện thái độ cầu thị, ham học hỏi sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn là nhân viên có phong cách làm việc khoa học, sẽ là một ứng viên tiềm năng đối với sự phát triển của công ty.

Ngoài ra, với lý do đổi việc để tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới luôn là lý do rất hay ho đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào.

Việc nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?” luôn có những mục đích nhất định của họ. Và nhiệm vụ của bạn là cố gắng trả lời để đạt được mục đích cuối cùng của bản thân là được nhận việc. Cho nên, trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy lên danh sách những câu hỏi có thể được hỏi và tự tìm cho mình những câu trả lời phù hợp. Có như vậy, bạn sẽ một phần nào làm chủ được buổi phỏng vấn và thành công.

Ngoài ra, sau mỗi buổi phỏng vấn không thành công, hãy tìm nguyên nhân và cố gắng khắc phục cho lần sau.

Chúc bạn thành công với buổi phỏng vấn của mình nhé.